Thực phẩm giúp cho đường huyết của bạn ổn định

Tiểu đường là một bệnh lý khá phổ biến và nguy hiểm trên toàn thế giới. Dấu hiệu cho thấy bản thân bị tiểu đường là lượng đường trong máu tăng cao, không được kiểm soát tốt do cơ thể không đủ insulin hoặc không sử dụng insulin tốt như bình thường. Tình trạng này gây dư đường trong máu, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như giảm thị lực, bệnh tim, huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, đột quỵ,… 

Để ngăn ngừa và kiểm soát tiểu đường, việc áp dụng một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống phù hợp là rất quan trọng. Theo các chuyên gia, để ngăn ngừa, kiểm soát tiểu đường người mắc tiểu đường nên soát lượng đường trong máu bằng cách chọn các thực phẩm ít làm tăng lượng đường trong máu vào chế độ ăn uống. Trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm giúp hạ đường huyết hãy cùng B.O.T Việt Nam tìm hiểu nhé

Thực phẩm giúp cho đường huyết của bạn ổn định

  1. Rau xanh: Các loại rau có màu xanh đậm giàu vitamin (A, C, K) và khoáng chất chứa ít carbohydrate, giày chất xơ.
  2. Chất béo lành mạnh: Làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ cacbohydrate vào mái như: bơ, hạt chia, hướng dương,…
  3. Trái cây ít ngọt: táo, lê, dâu tây, nho, ổi, bưởi,… có hàm lượng đường thấp vừa giúp cơ thể giải nhiệt trong thời gian nắng nóng.
  4. Các loại ngũ cốc: ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: yến mạch, hạt lanh,…
  5. Các loại hạt: Các loại hạt giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn bao gồm: quả óc chó, mắc ca, hạnh nhân, yến mạch,…
  6. Protein thực vật: protein giúp bạn no lâu hơn như các loại đậu, trứng, sữa, sản phẩm bơ sữa,…
  7. Gia vị: một số loại gia vị có tác dụng hạ đường huyết tác dụng, có nghĩa là chúng giúp giảm lượng đường trong máu. Do đó, thêm một số loại gia vị như quế, nghệ, gừng vào thực phẩm có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu mỗi bữa ăn.

Kèm theo lối sống lành mạnh chúng ta cũng cần chú ý đến những chỉ số như BMI, huyết áp, đường huyết, lượng cholesterol trong máu,…

1. Chỉ số BMI

BMI (viết tắt của Body Mass Index) là chỉ số khối lượng cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng để tính khối lượng lý tưởng hoặc gầy hay béo phì. Thông qua chỉ số BMI bạn có thể đánh giá trọng lượng của cơ thể đã phù hợp với chiều cao hay chưa, từ đó điều chỉnh cân nặng để có vóc dáng cân đối nhất.

Công thức tính chỉ số cân nặng BMI

Cách tính chỉ số khá đơn giản BMI = (trọng lượng cơ thể)/(chiều cao x chiều cao). Trong đó, trọng lượng cơ thể tính bằng kg và chiều cao tính bằng mét. Thông qua chỉ số BMI, bạn có thể xác định cơ thể có đang mắc bệnh béo phì hay bị suy dinh dưỡng hay không.

Mức BMI cần đạt ở người bình thường là từ 19-23. Dưới 19 thì cơ thể có khả năng bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, còn nếu kết quả trên 23 thì cơ thể có khả năng thừa cân, béo phì. Nếu cơ thể không nằm trong khoảng từ 19 – 23

2. Huyết áp

Huyết áp là áp lực máu tác động lên các thành mạch để đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra bởi sức cản của động mạch và lực co bóp của tim. Dù huyết áp cao hay thấp cũng đều gây những tác động xấu đến sức khỏe. Do đó, thường xuyên đo huyết áp là việc làm cần thiết giúp bạn kiểm soát tình trạng sức khỏe.

Khi đo huyết áp, bạn cần nắm được 2 trị số đó là huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương). Căn cứ vào 2 trị số này bạn có thể biết được huyết áp của có bình thường hay không.

Vậy huyết áp bao nhiêu là bình thường? Huyết áp bình thường sẽ có trị số tâm thu dưới 140mmHg và tâm trương dưới 90mmHg.

3. Chỉ số đường huyết

GI (Glycemic Index) là chỉ số đường huyết phản ánh tốc độ tăng đường huyết trong cơ thể sau khi sử dụng những thực phẩm giàu chất bột đường. Chỉ số đường huyết của một thực phẩm sẽ được phân chia thành 3 cấp độ: cao, trung bình và thấp.

Việc kiểm soát chỉ số đường huyết trong cơ thể là rất quan trọng nhất là với những người bị bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết sẽ thay đổi trước và sau khi ăn. Tùy vào từng độ tuổi, giai đoạn bệnh cụ thể mà mỗi người sẽ có mức đường huyết an toàn khác nhau.

Mức đường huyết an toàn ở người bình thường là 4.0-5,9 mmol/L (72-108 mg/dL)

4. Chỉ số Cholesterol

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, kể cả trẻ em đến người lớn đều có thể mắc phải, do vậy chúng ta nên kiểm tra chỉ số cholesterol thường xuyên để kiểm soát lượng đường huyết ngay khi lượng đường vượt mức cao. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định các loại xét nghiệm tiểu đường tùy thuộc vào tình trạng của bạn. Các xét nghiệm sẽ có mốc kết quả và thời điểm sử dụng khác nhau. Ví dụ:

Xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm HbA1c là loại xét nghiệm máu không cần nhịn ăn, cho thấy mức đường trong máu trung bình của bạn trong 2 – 3 tháng qua. Xét nghiệm tiểu đường này đo tỷ lệ % của lượng đường trong máu gắn với hemoglobin, protein mang oxy trong các tế bào hồng cầu. Nồng độ đường trong máu của bạn càng cao, bạn càng có nhiều huyết sắc tố với đường kèm theo, cho thấy các kết quả như:

  • Mức HbA1c từ 6,5% trở lên cho thấy bệnh tiểu đường
  • Mức HbA1c từ 5,7–6,4% cho thấy tiền tiểu đường
  • Mức HbA1c dưới 5,7 được coi là bình thường

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

Xét nghiệm máu sẽ được lấy tại một thời điểm ngẫu nhiên, không liên quan đến bữa ăn. Nếu mức đường trong máu ngẫu nhiên bằng hoặc cao hơn 200 mg/dL (11,1 mmol/L) cho thấy bạn bị bệnh tiểu đường.

Còn một số loại xét nghiệm khác dành cho những người tiểu đường, khi đi khám sức khỏe bác sĩ sẽ chỉ định các loại xét nghiệm cần làm

Một phương pháp đánh tan mỡ thừa sử dụng công nghệ Burning Care cải tiến trực tiếp đưa các hoạt chất tác động vào các mô mỡ thừa, làm tăng cường phân giải các mô mỡ xấu, nâu hoá tế bào mỡ trắng và chuyển hoá chất béo thành năng lượng cho cơ thể. Hiệu quả tác động nhanh và sớm trả lại những tâm hồn thanh xuân đã từng bị sứt sẹo bởi vóc dáng thiếu tự tin, ngăn ngừa nguy cơ các biến chứng từ chứng thừa cân, béo phì.

Đó là viên hủy mỡ Yo Slim là một sản phẩm giảm cân đột phá được nghiên cứu và phát triển từ các chuyên gia. Với công thức đặc biệt, Yo Slim giúp kích thích quá trình đốt cháy mỡ, giảm cảm giác thèm ăn và tăng cường năng lượng, đồng thời duy trì sự cân bằng dinh dưỡng.

Yo Slim – đem lại vóc dáng thon gọn

Trên đây là những chia sẻ của B.O.T Việt Nam về các chỉ số trong cơ thể. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ có cơ sở để đánh giá được tình trạng sức khỏe của mình. Để xác định các chỉ số của cơ thể và đánh giá tình trạng sức khỏe một cách chính xác, bạn nên tiến hành xét nghiệm ở những cơ sở y tế uy tín.

Developed by TA
Facebook Messenger
icon-logo Vào hệ thống